ACID MANTLE – Lớp bã nhờn bảo vệ da
Da của chúng ta là nơi trú ngụ của hàng triệu vi khuẩn, nấm và vi rút tạo nên hệ vi sinh vật trên da . Tương tự như trong ruột của chúng ta, các vi sinh vật trên da có vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ chống lại mầm bệnh xâm nhập, giáo dục hệ thống miễn dịch của chúng ta và phân hủy các sản phẩm tự nhiên. Là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người, da là nơi tập trung của các vi sinh vật có lợi và đóng vai trò như một hàng rào vật lý ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh. Trong những trường hợp hàng rào bị phá vỡ hoặc khi sự cân bằng giữa các phần tử và mầm bệnh bị xáo trộn, bệnh ngoài da hoặc thậm chí là bệnh toàn thân có thể xảy ra. Các vị trí trên da người có thể được phân loại theo đặc điểm sinh lý của chúng, nghĩa là chúng có nhiều bã nhờn (dầu), ẩm hay khô. Nghiên cứu thành phần của hệ vi sinh vật tại các vị trí khác nhau rất có giá trị trong việc làm sáng tỏ căn nguyên của các rối loạn da phổ biến.
Hậu quả của việc tẩy rửa da quá sạch
Theo suy nghĩ của đại đa số người tiêu dùng tại Việt Nam, sữa rửa mặt dù đắt hay rẻ cũng phải đáp ứng yêu cầu sau khi rửa xong da phải thật sạch. Không chỉ là cảm giác mang lại mà khi lấy tay lướt nhẹ trên bề mặt da thì phải cho cảm giác khô ráo và căng mịn dù trên da có xuất hiện một vài tế bào vì khô quá mà lộ vết rạn, nứt, bong tróc.
Phần lớn mọi người khi skincare mình nghĩ ai cũng thích rửa mặt là phải sạch bóng, sạch kin kít để có cảm giác da sạch không tỳ vết. Một thời gian rộ lên phong trào rửa mặt để da sạch bong, chà tay lên nghe tiếng kin kít như quảng cáo rửa bát dĩa vậy. Nếu rửa mặt theo cách này lâu dài da sẽ gặp nhiều rắc rối.
Thời đại này ai cũng biết pH của làn da khỏe dao động từ 5-6. Tuy nhiên, thực tế cho đến tận năm những năm 1920s, Marchionini và Schade mới tìm ra yếu tố màng bảo về da mà ngày nay được biết đến rộng rãi dưới cái tên Acid Mantle. Nhờ mang đặc tính acid, lớp màng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và các yếu tố ngoại lai tấn công, đồng thời duy trì độ ẩm tự nhiên của da.
Nhưng phần lớn chúng ta ít tôn trọng lớp màng bảo vệ này. Hầu hết các ban tìm mình đều hỏi mua kem gì, sản phẩm gì bôi vào cho hết mụn mà không quan tâm đến sự mất cân bằng da do RỬA MẶT KHÔNG ĐÚNG khiến da gặp nhiều rắc rối. Cụ thể, da bị CĂNG bên dưới, lộ các vân da rõ hơn, có thể bong tróc thành mảng hoặc không nhưng trên bề mặt dầu nhờn nhiều, lúc nào cũng bóng loáng, mụn rải rác, viêm nhẹ, có hình thành cồi chứ ít khi là mụn ẩn sâu và thường xuyên bị xỉn màu giữa ngày. Với những trường hợp này thay vì phải tốn kém chi phí nhiều mua kem dưỡng đắt đỏ mà thực sự bôi cũng không có hiệu quả gì mấy thì thay đổi sữa rửa mặt da đã khác nhiều.
Dùng sữa rửa mặt quá mạnh trong thời gian dài sẽ làm lớp acid mantle của da bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hệ quả sẽ dẫn đến sự xâm nhập sâu hơn của các hoạt chất tẩy rửa, ảnh hưởng luôn tới lớp bên dưới là lớp sừng. Kết quả là một sự gãy đổ theo chuỗi. Độ ẩm từ đây liên tục thoát ra, các yếu tố ngoại lai bao gồm cả vi khuẩn, tác nhân gây bệnh cũng vùng dậy mà tấn công da.
Trong một số tài liệu, bạn có thể thấy có quan điểm phản biện điều này không quan trọng vì da có khả năng tự phục hồi. Các bằng chứng khoa học đã đưa ra vì tác động của chất hoạt động bề mặt lên da làm bất hoạt các loại protein trong lớp sừng, làm việc hấp thụ nước tạm thời gia tăng đột ngột nhưng không duy trì được. Chưa kể việc các tác nhân giữ ẩm tự nhiên của da NMF cũng bị tác động đáng kể. Kết quả đúng là độ ẩm trên da trước và sau khi rửa khoảng 1,5 giờ không khác biệt nhưng trong môi trường PH cao và lặp lại liên tục, quá trình phục hồi sẽ ngày một mất thơi gian (lagged time) và cuối cùng dẫn đến sự mất cân bằng lâu dài.
Đây cũng là lý do khi mới sử dụng các sản phẩm sửa rửa mặt tẩy rửa mạnh, bạn thấy da BÓNG SẠCH KIN KÍT, dùng đồ dưỡng vẫn bình thường không có vấn đề gì nên lầm tưởng da đang sạch và khỏe. Nhưng một thời gian sau, thường 3-6 tháng nhìn lại, các thương tổn và mất cân bằng hiện lên rõ rệt. Và cũng như đề cập lúc đầu, khi này dù kem dưỡng lẫn đặc trị có vàng cũng chẳng thể làm gì cả.
Đặc biệt không chỉ riêng da mụn, bất kể làn da nào, bao gồm cả loại da đẹp nhất – da thường cũng nên xem xét và điều chỉnh bước làm sạch căn bản này vì một làn da khỏe mới thực sự là da đẹp. Còn nếu chủ quan tạm thời thì dù da đang chưa có vấn đề gì thì làm sạch quá mức gây sự mất cân bằng độ ẩm và thương tổn màng bảo vệ da có thể tạo điều kiện để mụn, lão hóa, da bị xỉn màu thâm nám, nếp nhăn ập đến bất kỳ lúc nào!